Tầm soát và chẩn đoán sớm tiền đái tháo đường
Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2025 có chủ đề Vẻ đẹp của sự thông minh, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chỉ đạo; cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức.Cuộc thi nhằm tìm kiếm một nữ sinh viên không chỉ xuất sắc về ngoại hình mà còn toàn diện về trí tuệ, là hình mẫu tiêu biểu cho sự thành công của nền giáo dục đại học. Cô gái chiến thắng sẽ đại diện cho sự kết hợp hài hòa giữa tài năng, trí tuệ và ngoại hình, mang lại cảm hứng tích cực cho cộng đồng.Khi được hỏi có chấp nhận thí sinh đã qua phẫu thuật tham gia Hoa khôi Sinh viên Việt Nam, Dược sĩ Tiến - đại diện đơn vị tổ chức chia sẻ: “Chúng tôi muốn chú ý đến tri thức nhiều hơn là vẻ đẹp ngoại hình. Vẻ đẹp thật sự là vẻ đẹp đa dạng không bị rập khuôn, các bạn biết cách ăn mặc, chăm sóc cho mình xinh đẹp hơn chứ không phải nhờ dao kéo”.Mùa giải năm nay, Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024 có tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỉ đồng. Cụ thể, tân hoa khôi sẽ nhận được vương miện, giải thưởng tiền mặt 250 triệu đồng, kỷ niệm chương, chứng nhận của ban tổ chức và suất học bổng toàn phần ở Hàn Quốc. Trong khi đó, 2 á khôi lần lượt nhận giải thưởng tiền mặt là 200 triệu đồng và 150 triệu đồng. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao các giải thưởng phụ như Nữ sinh viên được yêu thích nhất, Nữ sinh tài năng, Nữ sinh mặc áo dài đẹp nhất và Nữ sinh hùng biện tiếng Anh tốt nhất, mỗi giải trị giá 50 triệu đồng tiền mặt. Trường đại học của sinh viên đăng quang sẽ nhận được quyền lợi với 200 suất gói vay không lãi dành cho sinh viên, 50 suất học bổng dành cho sinh viên vượt khó với tổng giá trị hiện kim 250 triệu đồng. Theo công bố từ ban tổ chức, siêu mẫu Thanh Hằng và Dược sĩ Tiến sẽ đảm nhận vai trò host của cuộc thi. Chia sẻ về lý do đồng hành cùng chương trình, chân dài 8X bày tỏ: "Nghe tên cuộc thi có vẻ nhẹ nhàng, dễ thương nhưng với tôi, đây là những nhân tố đầy tri thức và cực kỳ tiềm năng. Chúng tôi mong có thể xây dựng cho các bạn một nền tảng phong phú và nhiều trải nghiệm thông qua cuộc thi”.Hạn chót nộp hồ sơ cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam là ngày 25.2, sau đó ban tổ chức tiến hành vòng sơ khảo ở Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM từ 21.3 đến 27.3. Sau đó, các thí sinh tham gia ghi hình truyền hình thực tế, trau dồi các kỹ năng mềm trước khi bước vào bán kết và chung kết, dự kiến diễn ra vào tháng 6.2025.Đạo đức cầu thủ Việt Nam: Vết nhơ tiêu cực nảy sinh từ đâu?
Xuất thân từ một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Phương Dung chưa từng nghĩ mình sẽ bước chân vào con đường này. Cơ duyên đến khi nữ nghệ sĩ được một người bạn thân rủ đăng ký thi vào Trường Nghệ thuật Sân khấu II (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và trúng tuyển. Ban đầu, diễn viên phim Phạm Công Cúc Hoa không có ý định nhập học. Song khi được yêu cầu trả lại giấy báo để nhường cơ hội cho thí sinh khác, cô lại chọn thử sức. Khi đó, hoàn cảnh gia đình của nghệ sĩ Phương Dung khá khó khăn vì cha mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi 5 người con. Là chị cả, nữ diễn viên luôn tìm cách giảm áp lực kinh tế cho đấng sinh thành. Cô nghĩ rằng khi theo học Trường Nghệ thuật Sân khấu II sẽ được cấp gạo, nhu yếu phẩm, mà lại có nghề để trang trải cuộc sống sau này.Một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung là khi gia nhập đoàn kịch nói Kim Cương. Lúc đó, nữ diễn viên được thầy của mình là nghệ sĩ Thành Trí giới thiệu vào vai Lệ trong vở Cơn bão cuối cùng. Vai diễn này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Phương Dung, mở ra những cơ hội mới. Sau đó, cô tiếp tục ghi dấu ấn với khán giả trong vai cô Ba Hội Đồng (Lá sầu riêng), Cám (Tấm Cám)... Khi sự nghiệp bắt đầu khởi sắc, chính tuổi trẻ bồng bột và sống thiên về tình cảm đưa Phương Dung vào một ngã rẽ khác. “Giữa đam mê và tình cảm, tôi chọn tình cảm chứ không chọn sự nghiệp. Tôi bỏ nghề khoảng mười mấy năm”, cô kể. Trong giai đoạn khó khăn đó, Phương Dung phụ mẹ buôn bán để mưu sinh, nhưng nỗi nhớ sân khấu cứ âm ỉ trong lòng. “Tôi nhận ra cái nghiệp của mình phải đi theo nghề này. Có những đêm nhớ nghề, tôi lấy thùng đồ hóa trang ra tự trang điểm, rồi lại bôi đi. Tôi biết chắc rằng cái nghề này bắt đầu đi vào trong máu của mình rồi”, cô tâm sự. Cơ duyên quay lại với sân khấu bất ngờ đến khi chú Chín Tân, trưởng đoàn kịch nói Bông Hồng tình cờ gặp Phương Dung trong lúc cô đang bán bún chả giò. Biết rõ tài năng của nữ nghệ sĩ từ trước, chú thuyết phục cô trở lại sân khấu, hứa hỗ trợ chỗ ở và ứng lương mua xe đạp đi làm. Từ đây, Phương Dung bén duyên với điện ảnh qua vai Tào Thị trong phim Phạm Công Cúc Hoa. Vai diễn này đưa tên tuổi nữ nghệ sĩ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, dù bộ phim chỉ có hai tập.Sau này, Phương Dung chỉ được giao vai nhỏ hoặc đảm nhận nhiệm vụ nhắc tuồng. Không tìm thấy cơ hội phát triển, cô rời sân khấu, chuyển sang diễn hài. Đến năm 2005, sân khấu kịch Sài Gòn của Phước Sang mở ra cánh cửa để nữ nghệ sĩ quay lại với kịch dài. Phương Dung hoạt động sôi nổi, ghi dấu ấn ở nhiều tác phẩm thuộc sân khấu IDECAF, sân khấu Thiên Đăng và sân khấu Trương Hùng Minh. Nghệ sĩ Phương Dung trải qua một hành trình đầy gian nan và áp lực trong sự nghiệp của mình. Cô đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế chính, làm đủ mọi nghề để vừa chăm lo cho gia đình vừa duy trì đam mê. Dù nhiều lần nản lòng, nữ nghệ sĩ không từ bỏ và quyết tâm nắm bắt cơ hội. Phương Dung chia sẻ: “Nếu mà tôi không kiên trì chắc là tôi bỏ lâu rồi”.
Mang sức trẻ hỗ trợ người khó khăn
Sáng 4.1, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng, Lê Dương Thể Hạnh (44 tuổi) ra mắt cuốn sách Hành trình xanh. Đây là cuốn sách thứ 7 của nữ tác giả khiếm thị được trình làng.Buổi giao lưu, ra mắt sách có sự tham dự của chị Trần Diệp Mỹ Dung, Phó bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, có sự hiện diện của các cô giáo dạy "mỹ nhân gạo lứt" thời niên thiếu ở Trường THCS Lam Sơn (Đà Lạt) và nhiều sinh viên.Như Thanh Niên đã thông tin, năm 2015 Lê Dương Thể Hạnh ra mắt cuốn sách đầu tiên - cuốn tiểu thuyết Có một mặt trời không bao giờ tắt. Đây là tự truyện Thể Hạnh kể về hành trình của chính cô - một con người sống trong ánh sáng suốt 27 năm cuộc đời đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy mặt trời vì bệnh u não (vào năm 2007). Lúc đó, Thể Hạnh là một thiếu nữ xinh đẹp, làm thông dịch viên tiếng Nhật, trợ lý cho một giám đốc người Nhật, chuẩn bị được qua xứ sở mặt trời mọc để tu nghiệp. Bên cạnh đó, cô còn có một mối tình lãng mạn chuẩn bị sánh đôi để đi tiếp cuộc đời...Tất cả như sụp đổ. Có lúc Thể Hạnh muốn chấm dứt cuộc sống của mình, nhưng bằng nghị lực và tình yêu thương mà mọi người dành cho, Thể Hạnh đã vượt qua. Dù khuôn mặt biến dạng, mù cả hai mắt, tay chân bị liệt, co quắp, miệng phát âm không rõ... nhưng hằng ngày Thể Hạnh tập luyện để tay có thể cử động được. Hạnh học chữ braille (dạng chữ nổi dành cho người mù) và học vi tính chữ nổi với thầy Vũ Xuân Trường. Bên cạnh đó, được sự động viên, hướng dẫn của thầy Nguyễn Quốc Phong (Mái ấm Thiên Ân ở TP.HCM) Thể Hạnh đã tìm lại được niềm vui cuộc sống. Năm 2013, Thể Hạnh tham gia cuộc thi viết Gương nghị lực phi thường do Báo Thanh Niên tổ chức và đã đạt cùng lúc 2 giải. Giải nhì cho tác phẩm Ngày xưa ơi và giải phụ đặc biệt với bài viết Lẽ nào anh là người khiếm thị. Tiếp đó, vào tháng 5.2014, Thể Hành trở thành 27 gương mặt được vinh danh trong đêm gala Tỏa sáng nghị lực Việt cùng Nick Vujicic (chàng trai không tay chân đến từ Úc), tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).Từ đó đến nay, Thể Hạnh luôn sống lạc quan và lan tỏa nghị lực phi thường ấy với nhiều dự án để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ học tiếng Anh, tiếng Nhật, lập nhóm thiện nguyện Sắc màu hy vọng giúp đỡ những hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh.Không chỉ vậy, Thể Hạnh còn nỗ lực vượt khó phi thường tiếp tục ra mắt bạn đọc thêm 6 cuốn sách khác như: Bình yên sau bão giông, Sứ mệnh của hoa, Lặng thầm đưa khách sang sông, Hạnh phúc trong tầm tay, Trạm yêu thương, và cuốn sách tiếng Anh The sun of love - Mặt trời yêu thương.Lê Dương Thể Hạnh không chỉ viết để bộc lộ tâm hồn mình mà còn lan tỏa những năng lượng của yêu thương đến những người đồng cảnh ngộ và cả những người "sáng mắt". Mỗi cuốn sách đều lan tỏa niềm vui sống và truyền đi những thông điệp nhân văn.Thể Hạnh tự nhận mình là gạch nối giữa ánh sáng và bóng tối. "Tôi có 27 năm sống trong ánh sáng đã cảm nhận được những điều tốt đẹp của thiên nhiên và con người ban tặng, và 17 năm qua dù sống trong bóng tối nhưng tôi lại đón nhận được rất nhiều tình yêu thương của mọi người. Đó là động lực giúp tôi vượt qua nghịch cảnh và luôn mỉm cười, dù miệng tôi bị méo", Thể Hạnh bộc bạch.Tại buổi giao lưu, ra mặt cuốn Hành trình Xanh Thể Hạnh chia sẻ: "Tôi hoàn toàn tôn trọng sự an bài của Đấng sáng tạo, và điều mà mọi người có thể làm là thay đổi chính mình. Xuyên suốt quyển sách, bạn sẽ học cách chủ động đổi mới tư duy để phù hợp với vận hành của vũ trụ. Vì vậy, chúng ta cùng nhìn về những điều tươi sáng để đón chào cuộc sống".Kết thúc buổi giao lưu, Thể Hạnh gởi lời tri ân tự đáy lòng đến những bàn tay đã nâng bước đường đời đầy thử thách suốt 17 năm qua và nói lời cam kết thật xúc động: "Tôi sẽ đi trọn Hành trình xanh đến hơi thở cuối cùng".
Theo TechSpot, Android 16 sẽ là một bước ngoặt lớn, buộc các nhà phát triển ứng dụng phải thiết kế giao diện người dùng (UI) 'thích ứng', có khả năng tự động điều chỉnh để hiển thị tối ưu trên mọi kích thước và hướng của màn hình.Theo Google, hệ sinh thái Android hiện nay vô cùng đa dạng với hơn 3 tỉ thiết bị, từ điện thoại, máy tính bảng, thiết bị gập cho đến Chromebook và hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi. Điều này đòi hỏi các ứng dụng phải có khả năng hoạt động mượt mà trên mọi nền tảng.Tuy nhiên, nhiều ứng dụng Android hiện tại vẫn còn khá 'cứng nhắc' với thiết kế UI cố định, chỉ phù hợp với một kích thước hoặc hướng màn hình nhất định. Android 16 sẽ chấm dứt tình trạng này bằng cách loại bỏ các thuộc tính và API cho phép ứng dụng hạn chế hướng và thay đổi kích thước, ít nhất là trên các màn hình lớn.Google khuyến khích các nhà phát triển áp dụng thiết kế UI có khả năng thích ứng cao, đảm bảo các thành phần UI không bị kéo giãn, tương thích với camera ở cả hai hướng và duy trì trạng thái ứng dụng trên các kích thước cửa sổ khác nhau.Hãng cũng đưa ra ví dụ về FlipaClip, ứng dụng đã tăng trưởng người dùng máy tính bảng lên 54% chỉ sau 4 tháng nhờ tối ưu hóa UI.Dự kiến, Android 16 sẽ ra mắt vào năm 2025 với tùy chọn cho phép ứng dụng từ chối mô hình mới. Tuy nhiên, đến năm 2026, tất cả ứng dụng muốn hoạt động trên Android sẽ bắt buộc phải hỗ trợ màn hình lớn và tuân thủ các quy định về UI thích ứng.Quyết định của Google được kỳ vọng sẽ mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời thúc đẩy các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng chất lượng cao, phù hợp với sự đa dạng của hệ sinh thái Android.
Cổ phiếu VFS tại Việt Nam trùng tên chứng khoán VinFast trên sàn Nasdaq là ai?
“Mình là một người hâm mộ các nhóm nhạc Hàn Quốc. Năm 2021, mình đã rất bất ngờ khi được stylist của nhóm nhạc Aespa liên hệ để mua lại các thiết kế. Mình đã gửi một số sản phẩm thuộc bộ sưu tập mang tên Bizzare Fairytale như: quần cánh dơi, bodysuit… sang Hàn Quốc cho 4 thành viên của nhóm nhạc”, Thắng kể.